Các chuyên gia từ Hội Thấp khớp học TPHCM nhấn mạnh, 2 vấn đề quan trọng nhất trong điều trị gout đó là kiểm soát tốt các cơn gout bằng dự phòng cơn gout tái phát với liều thấp hơn (Etoricoxib 60mg) và đưa acid uric về mục tiêu 5-6mg/dL.
Chương trình đào tạo y khoa liên tục (CME) trực tuyến do Liên Liên chi hội Thấp khớp học TPHCM tổ chức, với sự đồng hành của công ty Dược Hậu Giang thực hiện vào ngày 22/5/2024 với chủ đề “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh gout”, đón nhận hơn 600 cán bộ y tế theo dõi qua zoom và gần 17.000 lượt xem trên các nền tảng của AloBacsi.
“Gout đang trở thành một bệnh chuyển hóa rất quan trọng”
PGS.TS.BS Lê Anh Thư – Chủ tịch Hội Loãng xương TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam nhấn mạnh điều này trong bài báo cáo “Bệnh gout và rối loạn chuyển hóa purine – Cập nhật chẩn đoán và điều trị”. Chuyên gia cho biết, rối loạn chuyển hóa purin và tăng acid uric máu đang ngày càng gia tăng. Nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ, gia tăng theo tuổi và theo sự suy giảm tương ứng chức năng thận.
Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam đưa ra hàng loạt con số đáng chú ý, trong số những người mắc bệnh gout, 90% do thận không thể đào thải acid uric ra nước tiểu (chỉ 10% do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric). 90% các cơn gout bắt đầu ở một khớp duy nhất, thường là “khớp ngón chân cái”. 90% bệnh sẽ tái đi, tái lại. 90% bệnh nhân gout có một hoặc nhiều bệnh đi kèm (rối loạn chức năng thận, bệnh tim mạch, béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường…) khiến việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn và phần lớn gout kháng trị sẽ nằm ở nhóm bệnh nhân này.
Chuyên gia nêu lên các lý do chính làm tăng tỷ lệ bệnh gout trên thế giới và Việt Nam. Bao gồm tăng tiêu thụ rượu bia; tăng sử dụng Thiazide liều nhỏ Aspirin cho các bệnh lý tim mạch; tăng sử dụng thức ăn giàu purine; tăng tỷ lệ người trên 65 tuổi; gia tăng và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn. Đặc biệt là gia tăng các bệnh lý chuyển hóa và béo phì, bởi vì gout có mối liên quan chặt chẽ, nhất là bệnh tim mạch và thận.
Để chẩn đoán bệnh gout chuyên gia cho rằng có thể dựa vào xét nghiệm acid uric máu, acid uric niệu. Song song đó còn có 2 điểm rất quan trọng được chuyên gia nhấn mạnh. Một là kiểm soát cơn gout cấp. Hai là kiểm soát và duy trì việc hạ acid uric.
Trong đó, nguyên tắc điều trị cơn gout cấp là nhanh (dùng sớm), mạnh (liều tối đa an toàn), ngắn ngày. Bởi vì cơn gout cấp như cơn bão ập đến rất nhanh, do đó việc đánh nhanh, thắng nhanh, diệt gọn là đúng với tình thế. “Vũ khí” đầu tiên và quan trọng nhất là NSAID, sau đó mới đến colchcine và corticosteroid đường toàn thân. Đặc biệt, NSAID còn có vai trò phòng ngừa cơn gout cấp khi bắt đầu liệu pháp làm giảm acid uric.
Trong nhóm NSAID, từ các nghiên cứu, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam khuyến nghị, việc dùng liều cao, ngắn ngày Etoricoxib 120mg 1 lần 1 ngày trong 3-7 ngày đã được chấp thuận cho cơn gout cấp và Etoricoxib 60mg hàng ngày cho phòng ngừa cơn gout cấp khi dùng thuốc hạ acid uric máu.
Chuyên gia nhấn mạnh: “Etoricoxib là nhóm ức chế chọn lọc COX-2, từ đó sẽ hạn chế được các tác dụng phụ tiêu hóa của các thuốc không chọn lọc và nếu sử dụng ngắn ngày, rút gọn vẫn đảm bảo an toàn cho bệnh nhân”.
Etoricoxib (Atocib) – Lựa chọn tối ưu trong điều trị cơn gout cấp và dự phòng tái phát
Bàn luận sâu hơn về các thuốc NSAID trong điều trị bệnh gout, BS.CK2 Trần Ngọc Hữu Đức, Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy đồng ý với quan điểm PGS Anh Thư, viêm khớp gout có thể điều trị được, dễ điều trị nhất nhưng lại là bệnh được điều trị tệ nhất.
Trong khi đó, cơn gout cấp được xem là biểu hiện đau khủng khiếp nhất được mô tả trong lịch sử y khoa, khi khởi phát đột ngột và dữ dội, đạt đến đỉnh điểm trong vòng 12 đến 24 giờ. Các cơn đau được mô tả khác nhau, nhưng tựu chung lại đều là cường độ cao nhất mà bệnh nhân đã từng trải qua, đó là cảm giác như “bị nghiền nát, bị gãy, bị dao đâm hoặc có mảnh kính bị kẹt trong khớp”.
Theo chuyên gia, ngày nay đã có bước tiến bộ trong điều trị viêm khớp gout cấp với nhiều loại thuốc mới ra đời nhưng các khuyến cáo vẫn chưa có nhiều thay đổi. NSAID có vai trò trong cả điều trị viêm khớp gout cấp và giai đoạn dự phòng, kết hợp song song với thuốc hạ acid uric (lâu dài, gần như suốt đời) để điều trị kiểm soát acid uric máu, giảm thiểu tần suất tái phát cơn gout cấp.
Trong điều trị cơn gout cấp, NSAID là nhóm thuốc lựa chọn đầu tay và khuyến nghị dùng ở liều tối đa dung nạp được, với lựa chọn tốt nhất có thể kể đến Etoricoxib 120mg, giúp kiểm soát nhanh triệu chứng. Chuyên gia đánh giá cao Etoricoxib bởi vì đã có các nghiên cứu chứng minh tác dụng cũng như mức độ an toàn cho bệnh nhân.
BS.CK2 Trần Ngọc Hữu Đức dẫn chứng nghiên cứu so sánh Etoricoxib và Indomethacin. Kết quả mức độ giảm đau của bệnh nhân sau 5-7 ngày trên thang điểm Likert 0 – 4 cho thấy Etoricoxib 120mg trong điều trị viêm khớp gout cấp tương đương với Indomethacin 150mg. Tuy vậy, Etoricoxib là thuốc ức chế chọn lọc COX-2 nên so với Indomethacin tác dụng phụ ít hơn, nhất là trên đường tiêu hóa.
Một phân tích gộp so sánh các NSAID cũng cho thấy, dường như vai trò của Etoricoxib có vẻ như trội hơn các thuốc kháng viêm chọn lọc COX-2 khác (Celecoxib hoặc Meloxicam).
Trong điều trị dự phòng, thuốc kháng viêm NSAID không sử dụng liều cao như trong kiểm soát cơn gout cấp mà được khuyến nghị dùng ở liều thấp hơn. Chẳng hạn như Etoricoxib có thể sử dụng ở liều 60mg. Thời gian điều trị dự phòng theo khuyến cáo của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ ít nhất 3-6 tháng. Nếu trong thời gian này bệnh nhân không lên cơn gout cấp nào nữa mới ngưng thuốc điều trị dự phòng.
Về vấn đề lo ngại tác dụng phụ của NSAID khi sử dụng trong thời gian dài, BS.CK2 Trần Ngọc Hữu Đức đề cập đến một nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, kết quả cho thấy, ức chế chọn lọc COX-2 ít tác dụng phụ ở đường tiêu hóa trên, khi dùng tương đương với việc sử dụng NSAID (ức chế không chọn lọc) + PPI.
“Điều này cho thấy, Etoricoxib là một lựa chọn tốt trong điều trị viêm khớp gout cấp cũng như trong điều trị ngừa cơn cấp tái phát. Tuy vậy, một nhược điểm của thuốc ức chế chọn lọc COX-2 giá thành cao hơn so với thuốc ức chế không chọn lọc. Do đó, chúng ta có thể lựa chọn thuốc sản xuất trong nước với giá thành hợp lý hơn, chẳng hạn như Atocib 120 trong kiểm soát cơn gout cấp hoặc Atocib 90 trong trường hợp người cao tuổi có nguy cơ tim mạch cao và Atocib 60 để điều trị phòng ngừa tái phát”.
Các chuyên gia đều công nhận hiệu quả của Etoricoxib trong kiểm soát cơn đau do gout cũng như vai trò điều trị dự phòng cơn gout tái phát. Chủ tọa – PGS.TS.BS Vũ Đình Hùng – Chủ tịch Hội Thấp khớp học TPHCM nhận định: “NSAID là nhóm thuốc kinh điển nhưng khó dùng bởi những biến cố trên đường tiêu hóa, tim mạch. Vì vậy, nên chọn những NSAID có thời gian bán huỷ ngắn, dùng liều thấp và cách quãng.
Trong phần thảo luận của chương trình, các chuyên gia còn giải đáp nhiều thắc mắc thú vị của hội viên tham dự như Điều trị thuốc hạ acid uric máu nên kéo dài bao lâu? Kinh nghiệm lựa chọn NSAID trên bệnh nhân gout trên bệnh nhân trên 60 tuổi? Vai trò tác dụng của các NSAID có giống nhau giữa các thuốc trong nhóm không trong điều trị gout cấp và các Coxib có giống nhau?…
Để theo dõi đầy đủ nội dung chương trình, mời quý bác sĩ, dược sĩ truy cập TẠI ĐÂY.