Một vấn đề cổ điển nhưng luôn mang đến thông tin thú vị bởi vô vàn khó khăn và thách thức trong ứng dụng lâm sàng sẽ được các chuyên gia của Liên chi Hội Thấp khớp học TP.HCM phân tích, bàn luận trong chương trình đào tạo y khoa liên tục diễn ra vào ngày 21/06/2023.
Bệnh lý cơ xương khớp ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh cơ xương khớp vượt xa các bệnh tuần hoàn và các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến 1/3 số người ở quốc gia này. Trong khi bệnh cơ xương khớp chiếm đến 8,6 triệu người thì những bệnh về tim mạch chỉ khoảng 3 triệu người.
Dù Việt Nam đang nằm trong giai đoạn “dân số vàng” nhưng tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp rất cao. Theo số liệu thống kê của Hội Cơ Xương Khớp Việt Nam, có khoảng 30% trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp.
Số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ xương khớp càng lúc càng tăng và mức độ ngày càng nặng, vì vậy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lên kế hoạch từng bước giải quyết gánh nặng do các bệnh lý này gây ra trên một số lĩnh vực.
Đáng chú ý, bệnh cơ xương khớp rất ít khi được chú ý cho đến khi điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm hiệu suất công việc. Trong khi đó, các bệnh lý cơ xương khớp đòi hỏi phải nhận biết các dấu hiệu từ sớm để chẩn đoán, điều trị kịp thời và từ đó đưa ra giải pháp phòng ngừa tái phát hoặc tiến triển thành biến chứng.
Biểu hiện chung nổi bật của bệnh cơ xương khớp là đau và viêm, cùng với đặc điểm riêng của mỗi bệnh. Do đó, vấn đề điều trị sẽ tùy thuộc vào mỗi bệnh lý, mức độ của người bệnh. Bên cạnh điều tiên quyết là cần kết hợp nhiều biện pháp nhằm giảm tàn phế, bảo vệ chức năng vận động, tránh biến chứng thì mục tiêu quan trọng hướng đến hàng đầu là giảm đau, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Thuốc NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm giảm đau đầu tay được các bác sĩ lựa chọn. Mặc dù thuốc NSAIDs có khả năng gây ra biến cố trên các hệ cơ quan, nhưng điều đó không có nghĩa là sợ hãi quá mức trước nhóm thuốc này nếu tuân thủ theo hướng dẫn, chống chỉ định và tránh các yếu tố nguy cơ tác động đến khả năng xảy ra biến cố. Etoricoxib (Atocib) là thuốc NSAIDs thuộc nhóm ức chế chọn lọc COX-2 gây ấn tượng mạnh trên lâm sàng, mang lại hiệu quả và tính an toàn cao cho bệnh nhân trong thời gian chờ đợi thuốc điều trị căn bản có tác dụng. Một số nghiên cứu cho thấy dùng etoricoxib có giảm biến cố trên đường tiêu hóa so với khi sử dụng các NSAIDs không chọn lọc khác.
Để tạo diễn đàn khoa học cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong điều trị, kiểm soát cơn đau hiệu quả, Liên chi Hội Thấp khớp học TP.HCM với sự đồng hành của Nhãn hàng Atocib – DHG Pharma sẽ tổ chức chương trình hội thảo khoa học trực tiếp với chủ đề “Sử dụng NSAIDs trong thực hành lâm sàng thế nào là hiệu quả?” vào lúc 14h, thứ 4, ngày 21/06/2023.
Qua chương trình, Quý bác sĩ, dược sĩ và cán bộ y tế sẽ cùng nhau gặp gỡ, giao lưu với Ban tư vấn và các Báo cáo viên giàu kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng về đề tài liên quan, hứa hẹn sẽ mang lại những chủ đề báo cáo thú vị và thiết thực:
- Chủ tọa: PGS.TS.BS Vũ Đình Hùng – Chủ tịch Liên chi Hội Thấp khớp học TP.HCM.
- Báo cáo viên: PGS.TS.BS Nguyễn Đình Khoa – Phó Chủ tịch kiêm Thư ký Hội, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy, với chủ đề báo cáo “Phối hợp các phương pháp giảm triệu chứng nhanh và chậm trong điều trị thoái hoá khớp”.
- Báo cáo viên: BS.CK2 Huỳnh Phan Phúc Linh – Phó Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy, với chuyên đề “Tối ưu hoá vai trò của NSAIDs trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp”.
Chương trình có cấp chứng nhận đào tạo liên tục – CME khi tham dự trực tuyến ít nhất 80% thời lượng chương trình và tham gia trả lời đúng 70% nội dung câu hỏi bài post-test trong vòng 72 giờ sau khi kết thúc hội thảo.
Để tham dự chương trình, mời Quý bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế đăng ký TẠI ĐÂY hoặc quét mã QR Code trong thư mời bên dưới.
Cảm ơn Nhãn hàng Atocib – DHG Pharma đã đồng hành cùng Liên chi Hội Thấp khớp học TP.HCM trong chương trình này. AloBacsi và Daisy Media hân hạnh được thực hiện chương trình!